ỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh được đánh giá có trữ lượng lớn nhất Đông Nam Á, thế nhưng dự án triển khai được 3 năm thì phải dừng vì vướng mắc.

Dừng sau 3 năm hoạt động

Dự án khai thác mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á giờ ra sao? - 1
Toàn cảnh Dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Mỏ sắt Thạch Khê nằm trên địa bàn 6 xã ven biển gồm: Thạch Khê, Thạch Bàn, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Trị và Thạch Lạc của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), với tổng diện tích đất sử dụng của dự án là 4.821 ha.

Mỏ có trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, được đánh giá là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á.

Dự án đầu tư Khai thác và Tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê (Dự án mỏ sắt Thạch Khê) do Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư được triển khai từ năm 2008, tổng vốn đầu tư khoảng 14.500 tỷ đồng, vòng đời khai thác hơn 50 năm.

Việc khai thác dự án ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 5.000 hộ dân, sẽ phải di dời khoảng 4.000 hộ dân. Tính đến nay, tổng diện tích đã GPMB là 830 ha và thực hiện di dời 113 hộ dân.

Tháng 9/2009, Hà Tĩnh đã tổ chức lễ khởi công dự án. Thời điểm đó, dự án được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, đáp ứng được nhu cầu tinh quặng sắt chất lượng cao và giá rẻ cho ngành luyện kim trong nước…

Dự án khai thác mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á giờ ra sao? - 2
Công trường nhộn nhịp những năm đầu thực hiện dự án.

Giai đoạn 2008-2011, dự án đã bóc đất tầng phủ được khoảng 12,7 triệu m3, độ sâu -34m so với mực nước biển, thu hồi 3.000 tấn quặng.

Dự án sau đó gặp vướng mắc về huy động và góp vốn, dẫn đến chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, thiếu tiền thanh toán cho nhà thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật và xây dựng khu tái định cư.

Đến tháng 11/2011, Chính phủ phải cho tạm dừng dự án để thẩm định lại thiết kế kỹ thuật và tái cơ cấu cổ đông.

Tiếp tục đề xuất dừng dự án

Dự án khai thác mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á giờ ra sao? - 3
Quá trình bóc đất tầng phủ đã tạo thành những cái hố sâu, hồ nước lớn hết sức nguy hiểm.

Từ cuối năm 2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh có báo cáo gửi Trung ương đề xuất tạm dừng dự án.

Hà Tĩnh cho rằng công nghệ, kỹ thuật khai thác chưa phù hợp với đặc thù địa chất mỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động lớn đến môi trường; phương thức vận chuyển quặng khó khả thi, hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn; thị trường tiêu thụ quặng sắt chưa chắc chắn…

Dự án sẽ gây ra sự suy giảm, thậm chí cạn kiệt nước ngầm, gây xâm nhập mặn, hoang mạc hóa, sạt lở đất ở phạm vi rộng (kể cả thành phố Hà Tĩnh khoảng cách đến mỏ sắt chưa đến 6km).

Nhập thông tin liên hệ chúng tôi